ĐO VẼ - ĐỊNH VỊ - CẮM MỐC

Nhà Đất Nguyễn Kim là chuyên gia pháp lý nhà đất, dịch vụ bất động sản khu vực Hóc Môn, Quận 12,...Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác cùng quý khách, tư vấn hỗ trợ giải pháp phù hợp với từng nhu cầu của từng khách hàng.
ĐO VẼ - ĐỊNH VỊ - CẮM MỐC
Ngày đăng: 24/02/2023 02:14 PM

Đo đạc xác định ranh giới đất là việc làm để bảo đảm quyền lợi của chủ sở hữu đất khi đất giáp ranh với chủ sở hữu khác, tránh tình trạng mất đất hoặc tranh chấp không đáng có. Vậy đo đạc xác định ranh giới đất được tiến hành như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi để tìm hiểu câu trả lời.

1. Tại sao phải đo đạc xác định ranh giới đất?

Đo đạc xác định ranh giới đất là việc làm bắt buộc khi các mảnh đất được nằm liền kề nhau. Ranh giới tuy nhỏ nhưng là đường phân cách xác định quyền của các chủ sở hữu khác nhau.

Việc đo đạc đất là nhằm các mục đích sau:

  • Làm sổ đỏ: Sổ đỏ là nơi thể hiện gần như đầy đủ thông tin về mảnh đất, trong đó có diện tích đất và ranh giới đất;

  • Tránh tranh chấp: Tranh chấp ranh giới, hàng rào là chuyện xảy ra như cơm bữa tại Việt Nam. Việc đo đạc xác định ranh giới đất là để giải quyết các vấn đề tranh chấp theo đúng quy định;

  • Giải quyết tranh chấp: Trường hợp xảy ra tranh chấp ranh giới đất trong khi ranh giới chưa được xác định hoặc không xác định rõ thì việc đo lại diện tích đất ở được xem là giải pháp giải quyết tranh chấp.

 

2. Nguyên tắc đo đạc xác định ranh giới đất

Dù thực hiện cách thức đo đạc xác định ranh giới đất nào đi chăng nữa thì nguyên tắc chung khi xác định ranh giới đất mà chủ sở hữu bất động sản nào cũng phải tuân thủ đó là:

- Phải lập bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai

  • Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính. Nó thể hiện: Vị trí, ranh giới, diện tích các thửa đất… Mục đích: đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các nội dung khác của quản lý nhà nước về đất đai.

  • Sổ mục kê đất đai là sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, nhằm tổng hợp thông tin thuộc tính của thửa đất: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất…

- Được lập dưới dạng sổ và lưu giữ trong cơ sở dữ liệu

Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai sẽ được lập dưới dạng sổ và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính. Mục đích: sử dụng cho quản lý đất đai ở các cấp, được in ra giấy để sử dụng ở những nơi chưa hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

-  Được thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường

* Trường hợp chưa đo đạc lập bản đồ địa chính

Thì sẽ sử dụng các loại tài liệu đo đạc khác để thực hiện việc đăng ký đất đai theo quy định. Cụ thể:

  • Ở nơi có bản đồ giải thửa thì kiểm tra, đo đạc chỉnh lý biến động ranh giới thửa đất, loại đất cho phù hợp hiện trạng sử dụng;

  • Ở nơi đã có bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn thì kiểm tra, chỉnh lý cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất;

  • Nếu không có cả 2 cái trên thì thực hiện trích đo địa chính theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Xác định mốc ranh giới giữa các thửa đất

Điều 175 Bộ Luật Dân sự quy định về cách xác định ranh giới giữa các bất động sản như sau:

  • Được xác định theo thỏa thuận hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

  • Xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp;

  • Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, dù cho ranh giới đó là kênh, mương, hào, rãnh hay bờ ruộng…

  • Mọi chủ thể phải có nghĩa vụ tôn trọng và duy trì mốc ranh giới chung.

  • Người sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

 

4. Phương thức xác định mốc giới ngăn cách bất động sản

Điều 176 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về mốc giới ngăn cách các bất động sản được xác định theo phương thức sau:

  • Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường trên phần đất thuộc quyền sở hữu của mình;

  • Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản (và những vật mốc này sẽ trở thành sở hữu chung của các chủ sở hữu bất động sản liền kề);

  • Nếu mốc giới chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó thuộc sở hữu chung; còn nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý thì bên tạo mốc giới phải dỡ bỏ.

 

 

Map
Zalo
Hotline